Top Google Việt Nam : Làm Biển Quảng Cáo, Mua Bán Ô Tô Cũ, Phong Thủy, Gitizen.info, Blog Thủ Thuật SEO, Quà Tặng Lưu Niệm

Thứ Tư, 12 tháng 6, 2013

Hot girl Việt mê mẩn Siêu Nhân đẹp trai

Trong buổi họp báo ra mắt bộ phim "Man of Steel", các hot girl Việt như An Japan, Hà Min đã có rất nhiều cách để biểu hiện sự hâm mộ của mình dành cho chàng Siêu Nhân đẹp trai.biển quảng cáo

Tối 11/6, bom tấnMan of Steel (Người đàn ông thép)đã tổ chức họp báo ra mắt tại Việt Nam. Đây là tác phẩm điện ảnh kỷ niệm 75 năm ngày "sinh" của nhân vậtSuperman. Để kỷ niệm sinh nhất tuổi 75 của chàngSiêu Nhânnày trong dáng vẻ đẹp trai của nam diễn viênHenry Cavill, nhiều sao Việt đã tham dự sự kiện. Nổi bật nhất phải kể đến hot girlHà Minvới chiếc áo phông mang logo chữ S quá quen thuộc.An Japancũng gây chú ý với tư thế tạo dáng bay hệtSupermancùng người mẫuHoài Nam.

Hà Min

An Japan - Hoài Nam
 

An Japan


Vương Anh


Soobin - Emily


Anh Tuấn
 

Trang Nhung


Khương Ngọc


Huỳnh Đông và bạn gái - Ái Châu


Cao Lâm Viên


Trương Nam Thành
 

Chung Thục Quyên và bạn trai - Phillip Lê


Emily Hồng Nhung


Gia Bảo


Tùng Lâm
 
Man of Steel (Người đàn ông thép)là chuyện kể xoay quanh cuộc chiến giữaSiêu Nhânvới chính đồng loại của mình để bảo vệ Trái Đất.Clark Kent(Kal-El) được gửi đến Trái Đất từ khi mới lọt lòng, anh mang trong mình nguồn năng lực vĩ đại.Clarkđược nuôi dưỡng bởi một cặp cha mẹ tốt bụng và hết mực yêu thương anh. Cho đến một ngày, kẻ thù cũ từng giết cha ruột củaClarktìm ra tung tích của anh. Hắn muốn hủy diệt Trái Đất và loài người, tái thiết lập hành tinh Krypton của chủng tộc siêu việt. Đứng trước hiểm nguy,Clarkđã chọn bảo vệ Trái Đất - ngôi nhà nơi anh lớn lên.
 

Man of Steelsẽ chính thức khởi chiếu từ ngày 14/6/2013 tại Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2013

Nga sẽ không bỏ rơi Syria trước 'nanh vuốt' của Mỹ và NATO

 Phải thừa nhận là Mỹ và các đồng minh đã rất “ngứa mắt” với Syria nhưng họ vẫn không dám manh động. Phải thừa nhận, chính quyền của ông Assad còn trụ được đến ngày nay là nhờ sự giúp đỡ của Nga. Với Nga, Syria và nhất là khu vực Trung Đông là trận địa của một cuộc chiến mà ở đó, Nga cần phải giành chiến thắng bằng mọi giá. 

Theo bình luận của tờ “Tin Trung Đông”, những diễn biến ở Syria trong suốt 2 năm qua đã cho thấy Nga sẽ không bao giờ bỏ rơi nước này trước “nanh vuốt” của phương Tây. Trong suốt thời gian qua, người ta biết điều đó nhưng không bên nào dám nói ra và thay vào đó chỉ khẳng định rằng Iran có một vai trò rất lớn. Mỹ và các nước đồng minh có thể là không dám hoặc không muốn thừa nhận vai trò của Nga ở khu vực này. Điều này có thể thể hiện ở nhiều sự kiện khác nhau.

Tháng 6/2012, khi các máy bay của Thổ Nhĩ Kỳ bị tấn công ngoài khơi Địa Trung Hải và trên bầu trời Syria – nơi quân đội Nga hiện diện – cả Thổ và các thành viên NATO đều không dám hành động đáp trả gì ngoài việc thể hiện sự bực bội một cách rất ấm ức. Ai dám “vuốt râu” NATO trắng trợn như thế mà không bị trả đũa? Chắc chắc không phải là ông Bashar al-Assad. Thổ Nhĩ Kỳ và NATO đều không muốn tiết lộ một sự thật là các máy bay của họ bị Nga bắn rơi hay nói cách khác, máy bay của Thổ đã bị rụng bởi vũ khí của người Nga và các kỹ thuật ngắm bắn do chuyên gia quân sự Nga đào tạo.

Chưa hết, máy bay của quân đội Syria thường bay sát với khu vực phía Bắc của nước này, nơi rất gần với biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Họ tiến hành các cuộc không kích vào quân nổi dậy được Thổ hậu thuẫn. Dẫu vậy, tên lửa Thổ cũng chưa bao giờ dám khai hỏa vào các máy bay của Syria. Hiển nhiên không phải vì ‘sợ’. Mỹ và NATO không cho phép Thổ Nhĩ Kỳ thiết lập một vùng cấm bay tại khu vực này vì họ hiểu rằng chính Nga đã bật đèn xanh cho Syria thực hiện các chiến dịch trên. Sự xuất hiện của Nga cũng khiến cho Mỹ và NATO đến nay vẫn chưa thể thiết lập vùng cấm bay như kiểu họ đã từng thực hiện ở Lybia hồi năm 2011 để lật đổ chính quyền Tổng thống Gaddafi.

Thêm vào đó, nếu bỏ qua những gì truyền thông phương Tây vẫn rêu rao thì sự thực là mọi đợt tấn công của các nhóm phiến quân nổi dậy đánh vào những mục tiêu chiến lược ở Syria đều thất bại dù họ được phương Tây ủng hộ hết mình cả về tiền bạc lẫn vũ khí. Những tin tức được phản ánh “trung thực” nhất và được nhiều người tin tưởng nhất lại chính là tin từ những người chứng kiến trực tiếp ở Syria tung lên các mạng xã hội. Những người chứng kiến khẳng định, ít nhất là trong 1 tháng qua, quân đội của Tổng thống Assad mới là những người thu được nhiều thắng lợi hơn cả nhờ sự hậu thuẫn vững chắc của quân đội Nga.

Tổ hợp tên lửa phòng không hiện đại S-300 PMU2 của Nga. (Ảnh minh họa)

Cũng theo tờ “Tin Trung Đông”, Nga biết rõ rằng Lebanon sẽ là nơi có vai trò quan trọng trong việc cân bằng an ninh của Syria trong những tháng tới nên người Nga đã rất tích cực tăng cường sự hiện diện của mình ở quốc gia này. Việc Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov mới đi thăm Lebanon là một minh chứng. Về phần mình, từ trước đến nay Nga đều luôn khẳng định họ nghiêm túc trong việc hậu thuẫn cho chính quyền Syria và kịch liệt phản đối bất cứ hành động quân sự nào từ bên ngoài vào Syria với lập luận cho rằng chiến tranh sẽ chỉ đẩy Trung Đông vào bất ổn kéo dài.

Tại Lebanon, ông Bogdanov đã có cuộc gặp với thủ lĩnh phe đối lập Walid Jumblatt và cố gắng thuyết phục nhân vật này rằng nếu để chính quyền của ông Assad sụp đổ theo ý phương Tây, đó sẽ là bước khởi đầu cho một cuộc chiến tranh tôn giáo kéo dài. Nga cũng đang tích cực xích lại gần nhân vật Jumblatt – người được cho là không bao giờ che giấu sự thiện cảm với chủ nghĩa xã hội và cộng sản.

Những ngày qua, khi Israel “trót dại” tổ chức các cuộc oanh kích bằng không quân và bắn tên lửa sang lãnh thổ Syria với lý do là “chỉ nhắm vào các mục tiêu Hezbolla chứ không có ý định tấn công quân đội Syria”, Nga đã thực sự “nổi điên”. Ông Putin đã nhấc điện thoại để gọi cho Thủ tướng Israel Netanyahu. Hai người đã trao đổi những gì thì không ai biết nhưng qua một đoạn video được cho là các chuyên gia Nga đã cố ý để lộ đến tay đài truyền hình Israel với nội dung là ông Putin một lần nữa nhấn mạnh Nga sẽ không cho phép ai lật đổ Tổng thống Syria Bashar al-Assad và do cuộc tấn công của Israel vào lãnh thổ Syria, sắp tới Nga sẽ cung cấp các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại S-300 cho Syria.

“Theo như tôi được biết, trong câu chuyện này, Nga có nói rằng họ không cho phép Mỹ hay Israel hoặc bất kỳ nước nào khác, ý nói Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, Arab Saudi… lật đổ Tổng thống Assad. Ông Putin cũng khẳng định rằng để đáp lại một chiến dịch kiểu đó (cuộc tấn công của Israel vào Syria), trong những giờ tới, vũ khí tối tân của Nga, trong đó có các tên lửa S-300 và Iskander sẽ bắt đầu được cung cấp (cho Syria)”, một chuyên gia Israel được cho là đã tiếp cận được với cuộc hội thoại giữa ông Putin và Netanyahu, nói.

Tên lửa đất đối đất Iskander khai hỏa. (Ảnh minh họa) 

Cũng chính vì những lý do này, tờ “Tin Trung Đông” khẳng định Nga coi Syria là thành trì của mình và phải duy trì chế độ của ông Assad bằng mọi giá để cản trở sự bất ổn lan tới Nga. Syria dưới chế độ Assad sẽ ngăn chặn việc xây dựng một đường ống vận chuyển khí đốt từ Qatar sang châu Âu vì việc đó sẽ đe dọa đến an ninh quốc gia và an ninh kinh tế của Nga. Hiện nay, 70% nguồn thu ngoại tệ của Nga là nhờ vào xuất khẩu khí đốt cho châu Âu và khí đốt cũng chính là con át chủ bài mà Nga có thể sử dụng để gây sức ép với châu lục này khi cần thiết.

Lương Minh


Mỹ can thiệp chỉ làm cho tình hình Syria tồi tệ hơn

 (Kienthuc.net.vn) - Cuộc xung đột Syria có khả năng lan rộng khắp khu vực và sự can thiệp của Mỹ chỉ làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn. 

Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Zbigniew Brzezinski khuyên Tổng thống Obama không nên can thiệp quân sự vào Syria.

Theo cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Zbigniew Brzezinski (1977-1981), đây là cuộc chiến giữa các lực lượng được bên ngoài đang cung cấp vũ khí và tài trợ - đặc biệt là Saudi Arabia, Qatar và Iran. Tham gia cuộc chiến này còn có các phe phái tôn giáo không chịu sự kiểm soát trực tiếp của các bên tài trợ như các phần tử thánh chiến Hồi giáo Sunni và các lực lượng dân quân có liên hệ với Iran. Đó là chưa kể các chiến binh al-Qaeda không đội trời chung với phương Tây.


Sự can thiệp của Washington chắc chắn sẽ kích động các phần tử cực đoan nhất của các phe phái chống Mỹ và khiến cho cuộc xung đột lan sang các nước láng giềng như Jordan, Iraq và Lebanon.


Nguy cơ này càng gia tăng với việc Israel không kích các kho vũ khí ở trong lãnh thổ Syria. Bất chấp mọi sự biện minh, cuộc không kích này khiến cho thế giới Arập nghi ngờ rằng có một âm mưu nào đó từ bên ngoài. Nghi ngờ này càng được củng cố, nếu Mỹ bước vào cuộc chiến và cho thấy có một liên minh Mỹ-Israel-Saudi Arabia trên thực tế. Điều này quả là có lợi cho các phần tử cực đoan chống phương Tây.


Chiến sự lan rộng khắp khu vực có thể dẫn đến một cuộc xung đột trực tiếp giữa Mỹ và Iran. Một cuộc xung đột Mỹ-Iran liên quan đến cuộc khủng hoảng Syria có thể lây lan sang cả Afghanistan. Nga sẽ được lợi từ sự sa lầy một lần nữa của Mỹ ở Trung Đông. Trung Quốc sẽ phẫn nộ trước việc Mỹ gây ra bất ổn trong khu vực vì Bắc Kinh cần tiếp cận ổn định năng lượng ở Trung Đông.


Để giảm thiểu những hậu quả tiềm tàng, sự can thiệp quân sự của Mỹ phải diễn ra “chớp nhoáng” với qua một lực lượng áp đảo. Điều này đòi hỏi sự tham gia trực tiếp của Thổ Nhĩ Kỳ. Thế nhưng hiện thời, Thổ Nhĩ Kỳ không thể làm như vậy vì vấp phải những khó khăn nội bộ, đặc biệt là mối quan hệ mong manh với người Kurd đang chống đối ở trong nước.


Các phương án can thiệp khác nhau được đề xuất như thiết lập vùng cấm bay, ném bom Damascus… sẽ chỉ làm cho tình hình tồi tệ hơn. Không một phương án nào sẽ dẫn đến một kết quả chiến lược có lợi cho Mỹ. Ngược lại, chúng sẽ khiến cho tình hình Syria trở nên phức tạp hơn và rơi vào tình huống xấu nhất.


Cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Zbigniew Brzezinski cho rằng giải pháp duy nhất là tìm kiếm sự hỗ trợ của Nga và Trung Quốc đối với cuộc bầu cử ở Syria do Liên Hợp Quốc đỡ đầu. Nếu gặp may, các bên có thể thuyết phục được Tổng thống Assad không tham gia tranh cử.


 : 
 : 


Mỹ sẽ sớm cân nhắc khả nẳng thử tên lửa sau tầm xa

 Đài NHK cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ sớm đưa ra quyết định cuối cùng về việc có tiến hành thử tên lửa tầm xa hay không sau khi đánh giá tình hình ở Triều Tiên. 



Theo giới chức Bộ Quốc phòng, bộ này sẽ quyết định thời điểm thử tên lửa sớm nhất là ba ngày trước thời điểm dự kiến phóng vào ngày 21/5 này.

Quân đội Mỹ trước đó đã hoãn thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa để tránh khiêu khích Triều Tiên.

Bộ chỉ huy Không quân phụ trách chiến lược hạt nhân cho biết Mỹ tiến hành thử tên lửa đều đặn 1 năm ba lần để kiểm chứng khả năng của tên lửa.

Theo kế hoạch trước đây, vụ phóng thử sẽ được tiến hành từ căn cứ đặt trên lãnh thổ Mỹ và hướng tới khu vực gần Quần đảo Marshall thuộc Tây Bắc Thái Bình Dương./.

(Vietnam+)


Cảnh sát Mỹ săn lùng gã đàn ông giết vợ và 2 con

 Cảnh sát Mỹ hôm 8/5 đã mở cuộc săn lùng một người đàn ông ở California bị cáo buộc sát hại vợ và 2 con gái. Cảnh sát cũng cảnh báo rằng nhân vật này có vũ trang và rất nguy hiểm. 




Shane Franklin Miller được cho là đã bắn cô vợ Sandy, 34 tuổi và các con gái Shelby, 8 tuổi, cùng Shasta, 4 tuổi, tại Shingletown, cách phía Bắc San Francisco 370km.
"Miller được coi là có vũ khí và nguy hiểm, nhiều khả năng đã tiếp cận được với một kho vũ khí" - Văn phòng Cảnh sát quận Shasta cho biết, nói thêm rằng họ đang theo lần theo các dấu vết tới phía Bắc Califoria, đồng thời còn tuyên bố mở cuộc truy lùng quy mô toàn quốc.
Vài trường học gần đó đã được lệnh ngưng hoạt động. Tờ Times-Standard nói rằng nghi phạm đã cho con gái thôi học khỏi một trường công cách nay từ 3 tới 4 tuần trước.
Các bé gái đã được chuyển tới một ngôi trường địa phương và đã bắt đầu việc học tại gia.
Don Aust, hiệu trưởng một trường học địa phương cho biết: "Tôi chưa từng thấy thứ gì như thế này. Chúng tôi là một ngôi trường nhỏ, với chỉ một giáo viên mỗi lớp. Tôi có thể biết khi nào có ai đó gặp vấn đề gì. Nhưng lần này tôi đã chẳng nhận ra vấn đề gì"./.

Linh Vũ (Vietnam+)


Bộ Quốc phòng Nga đã nhận 15 chiến đấu cơ MiG-31

 Đài Tiếng nói nước Nga dẫn lời ông Alexander Karezin, Tổng giám đốc nhà máy bay chế tạo hàng không Sokol ở Nizhny Novgorod cho biết trong năm 2012, nhà máy này đã bàn giao cho Bộ Quốc phòng Nga 15 máy bay MiG-31. 

MiG 31 của Nga



Phát biểu tại buổi lễ kỷ niệm 75 năm tổ hợp bay thử nghiệm của nhà máy, ông Karezin cho hay: "Đây là một đóng góp đáng kể vào sự nghiệp bảo vệ đất nước."

Hãng RIA Novosti dẫn lời ông cho biết các máy bay đã được nâng cấp tại nhà máy theo đơn đặt hàng quốc phòng nhà nước.

Hợp đồng dài hạn được ký cho giai đoạn 2011-2018, trong thời gian này Sokol sẽ sửa chữa và nâng cấp 60 chiếc MiG-31./.

(Vietnam+)


Tàu chiến Trung Quốc tập tấn công và phòng thủ trên biển

 (Quốc phòng) - 8 giờ ngày 9/5 (giờ địa phương), hai tàu hộ vệ tên lửa Phật Sơn và Hoài Hóa thuộc Hạm đội Đông Hải đã tiến hành tập trận ở khu vực tây Thái Bình Dương. 

  

Tàu khu trục tên lửa Hoài Hóa trong cuộc tập trận


Khoa mục của cuộc tập trận gồm phòng không, chống ngầm và tấn công trên biển. Mục đích của cuộc tập trận là nhằm nâng cao khả năng chiến đấu của Hải quân Trung Quốc.

Kịch bản của cuộc tập trận là biên đội tàu Trung Quốc triển khai tấn công và phòng thủ trên biển khi gặp tàu chiến và máy bay “địch”.

Cuộc tập trận diễn ra trong môi trường chiến đấu phức tạp, chỉ huy biên đội tàu chiến của Trung Quốc không có phương án chuẩn bị trước để đối phó với các tình huống xảy ra, biên đội phải đối mặt với các mục tiêu không rõ ràng của đối phương ở trên không và trên biển. Chỉ huy biên đội phải tự mình kịp thời xử lý các tình huống xảy ra, tàu chiến phải tiến hành các loại cơ động, phải liên tiếp đối phó với các tình huống bất kỳ lúc nào, bất kỳ ở khu vực biển nào.

Biên đội tàu chiến thuộc Hạm đội Đông Hải của Trung Quốc gồm 2 tàu khu trục tên lửa là tàu Phật Sơn, Hoài Hóa và 1 tàu cung cấp hậu cần tổng hợp Thiên Đảo Hồ, sáng 6/5 đã xuất phát từ quân cảng ở Phúc Kiến để lên đường tới khu vực tây Thái Bình Dương tiến hành đợt tập trận mới. Đây là lần thứ 4 Hải quân Trung Quốc tổ chức huấn luyện ở khu vực tây Thái Bình Dương, kể từ đầu năm đến nay.

Phát biểu với báo giới, chỉ huy trưởng biên đội tàu chiến, Trần Lâm cho biết đợt huấn luyện này nằm trong kế hoạch huấn luyện hàng năm của Hải quân Trung Quốc nhằm mục đích nâng cao khả năng tác chiến.

 Một số hình ảnh trong cuộc tập trận: 


Bắc Kinh: "Tàu hải quân" Philippines bắn chết ngư dân Đài Loan

 (GDVN) - Sau khi chiếc "tàu hải quân" Philippines nổ súng bắn chết 1 ngư dân Đài Loan, tàu này tiếp tục truy đuổi các tàu cá Đài Loan hơn 1 giờ trên biển. Chiếc tàu cá bị bắn phải nhờ 2 tàu cá Đài Loan khác kéo quay trở lại bờ. 

Chiếc tàu cá Đài Loan được cho là bị tàu hải quân Philippines bắn phải nhờ tàu cá khác kéo về cảng

Tân Hoa Xã ngày 9/5 đưa tin, lúc 10 giờ sáng hôm qua 9/5 đã xảy ra một vụ nổ súng vào tàu cá Đài Loan biển số Quảng Hưng Đại 28 trên vùng biển giữa Đài Loan và Philippines, cách cực Nam đảo Đài Loan 180 hải lý khiến một ngư dân Đài Loan chết tại chỗ, 2 người khác bị thương.
Theo truyền thông Đài Loan, sau khi chiếc "tàu hải quân" Philippines nổ súng bắn chết 1 ngư dân Đài Loan, tàu này tiếp tục truy đuổi các tàu cá Đài Loan hơn 1 giờ trên biển. Chiếc tàu cá bị bắn phải nhờ 2 tàu cá Đài Loan khác kéo quay trở lại bờ.
Sự cố xảy ra sau khi hải quân Philippines tuyên bố tăng cường tuần tra trên Biển Đông sau khi Bắc Kinh loan tin phái 32 tàu cá ra khu vực quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam - PV) để đánh bắt trái phép.
Vị trí xảy ra vụ nổ súng, theo Thông tấn xã Đài Loan CNA

Nhà lãnh đạo Đài Loan Mã Anh Cửu đã chỉ thị cho các cơ quan liên quan điều tra và xử lý vụ việc. Văn phòng đại diện của Đài Loan tại Philippines cũng yêu cầu nước sở tại tiến hành một cuộc điều tra ngay lập tức và trừng phạt những người có trách nhiệm trong vụ nổ súng này.
Bộ Ngoại giao Đài Loan chỉ xác nhận chiếc tàu bắn tàu cá Đài Loan có màu xám trắng trong khi giới truyền thông Đài Loan khẳng định đó là "tàu hải quân" Philippines.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng đã lên tiếng phản đối Philippines trong vụ bắn chết ngư dân Đài Loan. Hoa Xuân Oánh, người phát ngôn cơ quan này gọi vụ việc là một "hành động dã man" và Bắc Kinh cực lực khiển trách, đồng thời yêu cầu Manila lập tức điều tra và thông báo rõ vụ việc.
Theo Thông tấn xã Đài Loan, các lực lượng chức năng của Philippines bao gồm hải quân, lực lượng phòng vệ ven biển, Cảnh sát biển và cơ quan quản lý ngư nghiệp đều "không biết gì" về vụ nổ súng này và khẳng định lực lượng của họ không hoạt động tại khu vực xảy ra nổ súng vào thời điểm đó.

Người tị nạn Syria sẽ chiếm 40% dân số Jordan

 (Kienthuc.net.vn) - Theo Ngoại trưởng Jordan, Nasser Judeh, đến giữa năm 2014, người tị nạn Syria ở Jordan có thể chiếm tới 40% dân số nước này. 

Người tị nạn Syria ở Jordan.

Hãng tin AFP cho biết tỷ lệ dân tị nạn Syria hiện chiếm 10% dân số Jorrdan.


Ngoại trưởng Judeh dự đoán đến cuối năm 2013, con số người tị nạn Syria sẽ tương đương 20-25 % dân số Jordan, đất nước có 6 triệu dân.


Số liệu Liên hợp quốc cho biết, ở Jordan hiện có nửa triệu người tị nạn Syria và con số này đang tăng rất nhanh. Theo hãng tin Petra (của Jordan), chỉ riêng trong ngày 8/5, đã có 1.486 chạy vào lãnh thổ Jordan.


Tính đến tháng 3 năm 2013, tổng số người tị nạn Syria chạy sang các nước láng giềng lên tới hơn một triệu người, LHQ ước tính đến cuối năm có thể tăng gấp 3 lần và đạt con số 3 triệu. Phần lớn người tị nạn Syria đến Lebanon và Jordan. Ngoài ra, họ cũng tới Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Ai Cập và các nước Bắc Phi khác.


Israel cuống cuồng vì Nga dọa trang bị S-300 cho Syria

 (Quốc phòng)- Các nguồn tin bị rò rỉ cho biết Nga có những động thái sẽ chuyển các hệ thống tên lửa phòng không S-300 và cả Iskander cho Syria. 

  



Ngày 8/5, trên Internet lan truyền thông tin về một đoạn hình ảnh của các kênh truyền hình Israel khẳng định các chuyên gia Nga đã cố tình để lộ cuộc nói chuyện giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Theo thông tin bị rò rỉ thì Tổng thống Nga không cho phép bất kỳ ai lật đổ Tổng thống Syria Basha Al-Assad, và chính vì Israel đã không kích vào lãnh thổ Syria nên Nga sẽ sớm cung cấp cho Syria các tổ hợp tên lửa phòng không S-300.

Tổng thống Nga V. Putin (trái) và Thủ tướng Israel B. Netanyahu


Một chuyên gia người Israel được truyền thông Nga dẫn lời nói: “Tôi có thể nói về một cuộc nói chuyện rất thú vị giữa Thủ tướng của chúng ta (Netanyahu) với ông Putin. Cá nhân tôi không được trực tiếp nghe câu chuyện này song phía Nga rất quan tâm tới việc để làm rò rỉ nó. Cuộc nói chuyện đã rất căng thẳng. Theo tôi được biết thì trong cuộc nói chuyện đó ông Putin nói Nga sẽ không cho phép cả Mỹ và Israel cũng như các quốc gia khác (ám chỉ Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, Arập Xêút) lật đổ Tổng thống Basha Al-Assad và Israel phải nhớ kỹ điều này. Và để đáp trả các hành động kiểu này (cuộc không kích của Israel vào Syria) trong những giờ tới Nga sẽ bắt đầu cung cấp cho Syria các loại vũ khí mới nhất của Nga, trong đó có S-300 và Iskander”.

Hệ thống tên lửa phòng không S-300V


Cũng theo truyền thông Nga, do các kíp trắc thủ Syria đã được đào tạo ở Nga về S-300 nên các bệ phóng sẽ được triển khai vào các đội hình chiến đấu trong thời gian cực ngắn vì cầu hàng không giữa Nga và Syria đang hoạt động suốt ngày đêm.

Ngày 9/5, nhiều tờ báo Mỹ, trong đó có tờ Bưu điện Washington, Tạp chí Phố Wall và Thời báo New York đã xác nhận thông tin về việc chính quyền Israel đã thông báo cho Mỹ về khả năng Nga sẽ cung cấp S-300 cho Syria. Theo các báo này, thông tin đã khiến nhiều quan chức Mỹ “phát hoảng”.

Theo truyền thông Mỹ, Israel đã ngay lập tức thông báo cho Mỹ về khả năng Nga bán các hệ thống tên lửa phòng không cho Syria


Cũng trong ngày 9/5, hãng tin Reuters dẫn một nguồn tin giấu tên trong chính phủ Israel cho biết Chính phủ Israel đã yêu cầu Nga không bán cho Syria các hệ thống phòng không. Quan chức này được Reuters dẫn lời nói: “Chúng tôi và cả Mỹ đều phản đối hợp đồng này của Nga”. Quan chức này giải thích việc Nga bán các hệ thống phòng không sẽ giúp quân đội chính phủ Syria hoạt động hiệu quả trong trường hợp bị tấn công từ bên ngoài.

Báo chí Mỹ cho biết Ngân hàng Ngoại thương của Syria đã bắt đầu chuyển cho phía Nga 900 triệu USD để mua các tổ hợp tên lửa phòng không.

Trước đó, vào các ngày 3 và 5/5, Israel đã tiến hành các đợt không kích vào hàng loạt mục tiêu ở thủ đô Damascus của Syria. Chính quyền Syria tố cáo Israel muốn hậu thuẫn lực lượng nổi dậy để lật đổ Tổng thống Assad. Trong khi đó, một nguồn tin từ Israel đã bác bỏ cáo buộc này và cho biết mục đích của họ là phá hủy các kho vũ khí của Iran cung cấp cho phong trào Hezbollah.

Bộ Ngoại giao Nga sau đó cũng ra tuyên bố quan ngại sâu sắc về những gì đang xảy ra và nhận định rằng vụ tấn công có thể mở đường cho sự can thiệp từ bên ngoài vào Syria.

Cuộc khủng hoảng tại Syria bắt đầu từ đầu năm 2011. Hậu quả các cuộc biểu tình, bạo lực và xung đột là hơn 70.000 người thiệt mạng cùng hơn 1 triệu người phải rời bỏ nhà cửa.


Mỹ chạy thử nghiệm tàu ngầm nguyên tử SSN-783

 Tàu ngầm nguyên tử đa nhiệm SSN-783 Minnesota vừa hoàn thành giai đoạn chạy thử nghiệm đầu tiên. Dự kiến, chiếc tàu này sẽ được chuyển giao cho hải quân Mỹ vào cuối tháng 5. 

Trong quá trình chạy thử nghiệm đầu tiên tại xưởng đóng tàu Huntington Ingalls Industries, USS-783 đã hoàn thành các bài kiểm tra hoạt động ở tốc độ cao khi nổi và khi lặn. Ngoài ra, toàn bộ các hệ thống trên tàu cũng được vận hành ở trạng thái cao để thử độ ổn định.

USS-783 trong quá trình đóng.

Thông thường, quy trình chạy thử nghiệm của tàu ngầm nguyên tử lớp Virginia gồm hai giai đoạn, trong đó ở giai đoạn 2, chuyên viên của Ban Đánh giá, khảo sát - INSURV thuộc hải quân Mỹ, sẽ trực tiếp có mặt đánh giá khả năng hoạt động của tàu.

Dự kiến, SSN-783 Minnesota sẽ được chuyển giao cho hải quân Mỹ ngay trong cuối tháng 5.2013, sớm 11 tháng so với hợp đồng. Với tổng lượng choán nước đạt 7.800 tấn, SSN-783 thuộc phiên bản Block II và được Huntington Ingalls Industries đóng mới từ năm 2008.

Lễ hạ thủy SSN-783 Minnesota.

Hải quân Mỹ phát triển tàu ngầm nguyên tử lớp Virginia để thay thế dự án SSN-21. Năm 1997, Công ty đóng tàu Newport News Shipbuilding đã trúng thầu đóng mới các tàu ngầm lớp này và năm 2004, tàu ngầm nguyên tử lớp Virginia - SSN-774 cùng tên đã được chuyển giao.

Tới tháng 10.2012, hải quân Mỹ sở hữu tổng cộng 9 tàu ngầm nguyên tử lớp Virginia (SSN-774 - 782) và 9 tàu ngầm khác đang trong quá trình đóng (SSN-783 - 791). Với giá thành mỗi tàu ngầm khoảng 2 tỷ USD, hải quân Mỹ dự kiến sẽ sở hữu khoảng 30 tàu ngầm lớp Virginia.

SSN-783 Minnesota chạy thử nghiệm.

Do không có tàu ngầm chạy diesel-điện, hải quân Mỹ sử dụng tàu ngầm lớp Virginia cho nhiệm vụ hoạt động độc lập chống lại tàu ngầm, chiến hạm của đối phương, hộ tống hạm đội và cảnh báo sớm.

Khi mang tên lửa hành trình, tàu ngầm lớp này cũng đảm bảo khả năng tấn công các mục tiêu trên bộ. Ngoài ra, tàu ngầm lớp Virginia cũng được sử dụng cho các nhiệm vụ đặc biệt ở vùng biển nông, ven bờ.

Theo QĐND


Phe Áo đỏ ở Thái Lan chuẩn bị biểu tình lớn

 (VOV) - Theo kế hoạch, khoảng 250 ôtô sẽ được huy động để đưa những người Áo đỏ đến Bangkok và tham gia cuộc biểu tình này. 

Hôm nay (12/5), lãnh đạo lực lượng Mặt trận Dân chủ chống Độc tài (còn gọi là những người Áo đỏ (UDD) tại một số tỉnh phía Bắc và miền Trung Thái Lan tuyên bố, vào cuối tuần tới, sẽ đưa số lượng lớn người tham gia cuộc biểu tình kỷ niệm 3 năm “ngày đẫm máu” tại Bangkok, Thái Lan (19/5/2010 – 19/5/2013)

Phe Áo đỏ kỷ niệm chuẩn bị 2 năm “ngày đẫm máu” (ảnh: Xuân Sơn)

Theo kế hoạch, khoảng 250 ôtô sẽ được huy động để đưa những người Áo đỏ đến Bangkok và tham gia cuộc biểu tình này. Lãnh đạo lực lượng Mặt trận Dân chủ chống Độc tài (UDD) - lực lượng thân chính phủ, còn cho biết, họ sẽ trình đơn lên tướng Yingluck Shinawatra, kêu gọi đẩy nhanh cuộc điều tra về một vụ việc được coi là đẫm máu nhất đã xảy ra giữa thủ đô của Thái Lan. Đồng thời sẽ gửi đơn đến cựu Thủ tướng Thái Lan Abhisit Vejjajiva, người từng lãnh đạo chính quyền Thái Lan thời điểm xẩy ra vụ việc và hiện nay là thủ lĩnh đảng đối lập tại Thái Lan để xem xét trách nhiệm.

Cách đây 3 năm, cuộc tập hợp lực lượng, cố thủ lâu dài chống trả chính phủ của lực lượng Áo đỏ kết thúc với sự ra tay mạnh của quân đội. 91 người đã thiệt mạng và hơn 1.000 người bị thương, trong đó có cả binh lính, dân thường, các nhà chức trách và phóng viên nước ngoài.

Đây là sự kiện đẫm máu nhất tại Thái Lan kể từ khi Thái Lan xảy ra cuộc đảo chính quân sự tháng 9 năm 2006 đến nay. Cuộc biểu tình của lực lượng Mặt trận Dân chủ chống Độc tài (UDD), mặc dù khi đó đã kết thúc bi thảm, nhưng nó đã góp phần tạo ra những thay đổi lớn trên chính trường Thái Lan sau đó./.


TQ tưởng niệm 5 năm thảm họa động đất Tứ Xuyên

 Ngày 12/5, Trung Quốc tưởng niệm 5 năm ngày xảy ra thảm họa động đất tại tỉnh Tứ Xuyên (Tây Nam Trung Quốc). 

Người dân tưởng niệm các nạn nhân thảm họa động đất ở Tứ Xuyên trước tâm bia đá khắc ngày xảy ra ra thảm họa, 12/5/2008. (Nguồn: AP)


Cách đây 5 năm, trận động đất mạnh 8 độ Riichter đã làm hơn 80.000 người thiệt mạng, trong đó có hàng nghìn trẻ em, 7.000 trường học bị tàn phá nặng nề và 4,45 triệu người phải sơ tán do nhà cửa bị phá hủy. Đây được coi là trận động đất kinh hoàng nhất ở Trung Quốc trong hơn ba thập kỷ qua.
Tờ Nhân dân nhật báo - cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - đã gọi trận động đất này là một "thảm họa tồi tệ," song cho biết sự phục hồi của tỉnh Tứ Xuyên sau động đất là biểu tượng cho sức mạnh của Trung Quốc.
Trong một bài bình luận đăng trên trang nhất, tờ báo viết: "Trong vòng chưa đầy 3 năm, hoạt động tái thiết tại khu vực tâm chấn Vấn Xuyên thuộc tỉnh Tứ Xuyên đã được hoàn tất với tiến độ̣ rất ấn tượng. Việc xây dựng một xã hội phồn thịnh là cách tốt nhất để tưởng niệm 5 năm trận động đất ở Tứ Xuyên."
Tờ báo cũng cho biết Trung Quốc đã rút ra bài học từ trận động đất này trong việc xây dựng các trường học và bệnh viện có khả năng chịu được các trận động đất lớn. Hồi tháng trước, một trận động đất mạnh 6,6 độ Riichter cũng xảy ra tại tỉnh Tứ Xuyên với tâm chấn ở huyện Lô Sơn, đã làm 196 người thiệt mạng, hơn 13.000 người bị thương và 21 người hiện vẫn mất tích.
Trong khi đó, sáng 12/5, một vụ sạt lở đất xảy ra tại khu vực xây dựng đường cao tốc ở tỉnh Quý Châu (Tây Nam Trung Quốc) đã làm 5 người thiệt mạng và 3 người bị thương. Vụ lở đất xảy tại thị trấn Cao Nhưỡng, huyện Thiên Trụ, làm sập một khu nhà ở tạm của Công ty Đường sắt Trung Quốc số 2, chôn vùi 8 công nhân xây dựng.
Đến trưa, đội cứu hộ đã tìm được 5 thi thể, trong khi 3 công nhân khác bị thương được đưa tới bệnh viện gần đó. Theo điều tra ban đầu, mưa lớn gây ra vụ lở đất trên./.

(TTXVN)


Video: Giây phút vợ chồng Putin nói lời chia tay trước công chúng

 (GDVN) - Vợ chồng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chính thức tuyên bố ly hôn trong cuộc phỏng vấn với kênh Russia 24 sau khi xem vở La Esmeralda tại điện Kremlin ngày 6/6. 

Vợ chồng Tổng thống Putin tuyên bố ly hôn.

Bình luận về động thái này với kênh Russia 24, ông Putin cho biết đó là "một quyết định chung". Trong khi đó, đệ nhất phu nhân Lyudmila Putin nói thêm rằng gần đây vợ chồng bà đã không gặp nhau và mọi người đều có cuộc sống riêng của mình.
Bà Lyudmila Putin cũng nhấn mạnh rằng bà và ông Putin "sẽ luôn luôn là những người bạn thân" và rằng bà biết ơn Tổng thống Nga, người đã luôn ủng hộ bà.
Điện Kremlin cũng đã xác nhận tuyên bố ly hôn của Tổng thống Putin.
Tổng thống Putin là nhà lãnh đạo đầu tiên của Nga tuyên bố ly hôn khi còn đương nhiệm. Cuộc sống riêng tư của ông cũng ít được ông tiết lộ với truyền thông.
Vợ chồng Tổng thống Putin trong chuyến thăm Ấn Độ năm 2000.

Tổng thống Putin kết hôn năm 1983 và có 2 con gái với bà Lyudmila gồm Maria, 27 tuổi, và Ekaterina, 26 tuổi.
Đệ nhất phu nhân là một nhà ngôn ngữ học. Năm 1986, bà tốt nghiệp Đại học St Petersburg và có rất nhiều đóng góp cho các hoạt động bảo tồn và phát triển tiếng Nga.


 Đoạn đối thoại với phóng viên Russia 24 của vợ chồng Tổng thống Putin: 
"Vâng, đó là sự thật. Tất cả những việc tôi làm đều cần phải suy xét đến cả địa vị xã hội. Một số người thích như vậy, một số người thì không. Cũng có một số người hoàn toàn không cho đó là chuyện phù hợp", ông Putin chia sẻ sau đó liếc nhìn bà Putina và bà gật đầu xác nhận họ đã thống nhất phương án ly dị.
"Vladimir Vladimirovich hoàn toàn đắm mình trong công việc. Các con của chúng tôi cũng đã trưởng thành. Tất cả những điều đó phản ánh, mỗi người chúng tôi đang sống cuộc đời riêng của mình. Và thành thật mà nói tôi thực sự không thích xuất hiện trước công chúng cũng như phơi bày cuộc sống riêng tư trước công chúng. Thêm nữa, tôi không thích máy bay và do đó, chúng tôi thực tế hiếm khi gặp nhau", bà Putina chia sẻ.
“Lyudmila Alexandrovna và tôi sẽ luôn luôn dõi theo nhau”, Tổng thống Nga nhấn mạnh, sử dụng tên thời con gái của vợ mình.

Quân đội Mỹ chọn nhà sản xuất máy bay cánh quạt

 Dân Việt - Tờ Flight Global đưa tin Mỹ đã chọn ra đươc các ứng cử viên tham gia vào đợt đấu thầu chế tạo máy bay cánh quạt xoay thế hệ mới. 

Theo thỏa thuận đã ký, công ty Bell Helicopter và Sikorskr/Boeing là 2 ứng viên được chọn để chế tạo mẫu thử nghiệm. Thỏa thuận cuối cùng giữa các bên dự kiến sẽ được ký vào tháng 9.2013.

V-280 Valor của hãng Bell Helicopter.

Trước đó, công ty hàng không và quốc phòng châu Âu EADS cũng dự định tham gia vào cuộc đấu thầu này, nhưng đến cuối tháng 5 vừa qua, công ty này tuyên bố rút lui.

Mục đích chính của đợt mời thầu này là chế tạo và thử nghiệm mô hình trực thăng cánh quạt xoay mới. Từ mô hình này, quân đội Mỹ sẽ đưa ra những yêu cầu cho chiếc trực thăng tốc độ cao đa năng thay thế cho trực thăng UH-60 Black Hawk hiện đang được sử dụng.

Dự kiến, lần bay thử của mẫu thử nghiệm mới sẽ được tiến hành vào năm 2017. Cả Bell Helicopter và Boeing đều đã từng tham gia vào sản xuất trực thăng cánh quạt xoay V-22 Osprey cho quân đội Mỹ.

Tập đoàn Sikorsky/Boeing dự định sẽ đưa ra mẫu thử nghiệm JMR-TD dựa trên mẫu thử X2. Theo tính toán, mẫu thử này có thể bay được với vận tốc 425 km/h.

Trong khi đó, Bell Helicopter sẽ đưa ra mẫu trực thăng cánh quạt xoay thế hệ thứ 3 của V-280 Valor. Dự án của chiếc trực thăng này đã được hãng đệ trình vào giữa tháng 4.2013. Mẫu trực thăng này có thể bay với tốc độ 518,6km/h.

Thanh Bình

Theo Lenta


ĐBQH Hoàng Hữu Phước: "Biểu tình chỉ là biện pháp nêu chính kiến"

 (Kienthuc.net.vn) - "Đó chỉ là biện pháp nêu chính kiến chứ không có nghĩa là biểu tình thì đạt được mục đích", bên lề QH, Đại biểu Hoàng Hữu Phước trao đổi với Kiến Thức về Luật biểu tình. 

Ông Hoàng Hữu Phước, đại biểu Quốc hội TP HCM:

Luật biểu tình, phải tính đến người buôn thúng bán bưng

“Xây dựng Luật biểu tình là cần thiết, nhưng đừng nên nóng vội. Phải tính đến tất cả các yếu tố khác như bảo hiểm nhân thọ, người buôn thúng bán bưng. Và dân biểu tình không có nghĩa là chính quyền phải đáp ứng nguyện vọng cuộc biểu tình đó”, ông Hoàng Hữu Phước cho biết.


 Biểu tình không phải là để ép chính quyền 
 Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng cần thiết phải có ngay Luật biểu tình để đáp ứng nhu cầu nguyện vọng của người dân. Quan điểm của ông thế nào? 

Luật Biểu tình đòi hỏi sự chuẩn bị công phu. Điều mà tôi nói từ năm 2011 là chúng ta không có sự tương đồng giữa tiếng Anh và tiếng Việt về chữ biểu tình. Trong khi đó luật nào cũng cần phải có cả bản tiếng Anh. Vì luật không chỉ điều chỉnh hành vi của công dân Việt Nam mà cả hành vi của những người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Biểu tình trong từ điển tiếng Việt là bày tỏ chính kiến ủng hộ hoặc không ủng hộ điều gì đó. Trong khi đó trong từ điển Việt Anh thì lại định nghĩa biểu tình là một hành động phản vệ, chống lại cái gì đó mà người ta gây ra thiệt hại cho mình, tập hợp đông người. Hiểu ngắn gọn là chống lại một quy định, sắc lệnh, đạo luật nào đó của chính quyền có hại cho mình.

 
Ý ông Luật biểu tình là cần, nhưng chưa vội? 

Giờ nếu không có sự chuẩn bị kỹ, khi biểu tình, có những người không thiện chí, phá hoại thì những trường hợp đó lại nằm trong các điều khoản chi tiết của một hợp đồng bảo hiểm nhân thọ. Vậy thì nó nảy sinh vấn đề pháp lý, tranh luận, tranh cãi kiện tụng với nhau. Cần chuẩn bị kỹ các chi tiết như thế

 
Vậy nếu có Luật biểu tình, nguyện vọng của người dân có được đáp ứng nhiều hơn? 

Ở các nước tư bản, quyền tự do tụ tập đông người là quyền của người dân. Nhưng điều đó không có nghĩa là cuộc tụ tập nào cũng đạt được nguyện vọng. Tụ tập là quyền của dân. Giải quyết vấn đề hay không là quyền của chính quyền. Họ tự do nói, tự do làm. Trước đây người dân Mỹ xuống đường chống chiến tranh Việt Nam, nhưng nhà cầm quyền đâu có rút quân, dừng lại cuộc chiến đâu.


 Đó cũng chính là nội dung của khái niệm biểu tình mà chúng ta xây dựng? 

Đúng thế. Người dân có bức xúc và quan trọng là chính phủ lắng nghe chứ không phải là anh nộp đơn tôi không nghe, khi anh biểu tình thì tôi nghe. Dù đó là tờ giấy hay là tụ tập lại để đề đạt ý kiến thì cũng không có nghĩa là nguyện vọng ấy được thỏa mãn, được lắng nghe.


 Phòng tiếp dân chỉ để cho có 
 Hiện khiếu nại tố cáo của người dân tăng cao, trong khi đó các kênh để đề đạt nguyện vọng lại không nhiều? 

Có nước nào như Việt Nam, có quá nhiều cơ quan tiếp dân. Từ trung ương đến cơ sở. Nếu người dân có vấn đề gì, thì tại sao không đến những cơ quan này để bày tỏ nguyện vọng? Hoặc có thể bằng cách gửi email thể hiện nguyện vọng của mình. Phải chăng chúng ta đang không phát huy tác dụng của những cơ quan đó hay sao?


 Ông vừa nói đến bộ phận tiếp dân, hiện nay rõ ràng vai trò của nó được thể hiện không nhiều? 

Từ trước đến giờ địa điểm tiếp dân chưa phát huy tác dụng. Có những vụ việc kéo dài vài chục năm, hết người này người kia chỉ đạo xử lý mà không giải quyết được. Không phải chúng ta không có cơ chế để giải quyết những uẩn khúc của người dân mà là có những vị lãnh đạo đã không làm tròn cái đó. Đó là một trong những lý do khiến khiếu nại tố cáo nhiều.


 Vì đến phòng tiếp dân không giải quyết được, người dân buộc phải tụ tập biểu tình? 

Lãnh đạo phải lắng nghe, có trả lời giải tỏa ý kiến nguyện vọng của dân, nhưng không phải dân đề đạt điều gì là lãnh đạo phải làm theo điều đó. 90 triệu dân có 90 triệu nguyện vọng thì nhà nước sẽ như thế nào. Vấn đề là nhà nước phải giải thích cho dân hiểu pháp luật, hiểu các quy định và chấp hành nó.


 Rõ ràng nhiều người dân mong muốn có Luật biểu tình để thỏa mãn những bức xúc? 

Kinh nghiệm ở các nước tư bản, biểu tình là thể hiện quyền tự do của công dân. Chứ không phải biểu tình là ép buộc được nhà nước làm theo ý của mình. Ai cũng có quyền tự do phản vệ, phản đối với những điều mình thấy không thỏa đáng. Đó chỉ là biện pháp nêu chính kiến chứ không có nghĩa là biểu tình thì đạt được mục đích.

 
Biểu tình phải bồi thường cho người buôn thúng bán bưng 

 Ông vừa nói ta phải có thời gian chuẩn bị kỹ luật này, theo ông sẽ phải chuẩn bị điều gì? 

Những chuyện tụ tập đông người thường làm phương hại đến đời sống của những người buôn thúng bán bưng, ách tắc giao thông. Nếu xây dựng luật thì phải có thêm điều là ngoài việc xin phép cơ quan nhà nước để tụ tập đông người tại địa điểm đó, thời gian đó thì phải làm việc với những người buôn thúng bán bưng ngoài đường để bồi thường cho người ta. Vì thu nhập chính đáng của người ta bị mất. Đó là một trong những điều phải tính đến.

 
Ngoài ra phải chuẩn bị điều gì nữa thưa ông? 

Chúng ta cần nhiều thời gian để chuẩn bị tất cả mọi thứ như bảo đảm những trường hợp bất trắc có thể xảy ra trong biểu tình thì người bị hại được bồi thường như thế nào, được bồi thường trong những hợp đồng bảo hiểm nhân thọ như thế nào. Phải chuẩn bị từ việc lý giải từ ngữ biểu tình. Phải làm việc với chủ nhân những cửa hàng buôn bán nơi diễn ra biểu tình. Nói chung là nhiều việc.


 Và ông cũng nói biểu tình không có nghĩa là lật đổ hay phản đối, đơn giản là thể hiện chính kiến? 

Đúng thế. Một số người biện luận nói rằng các nước đều có luật biểu tình thì ta cũng thế. Họ quên mất một điều rằng đó là những nước tư bản. Thân phận của người lao động cách đây hàng trăm năm là những người bị bóc lột. Họ bơ vơ, họ phải tụ tập đông người lại để đề đạt chính kiến đối với nhà cầm quyền. Trong khi đất nước của chúng ta hoàn toàn khác.


 Rõ ràng những vấn đề đó có thể giải quyết được trong quá trình làm luật? 

Tôi cung cấp những tư liệu đó để những người làm luật để ý để đưa vào. Tôi mong rằng người soạn thảo dự án luật sẽ xem xét để có bộ luật hoàn hảo. Tôi vẫn khẳng định Luật biểu tình là cần thiết, nhưng phải làm kỹ.


 Xin cảm ơn ông!